Cách bảo vệ san hô khi lặn biển ngắm san hô tại đảo Lý Sơn
Lặn biển ngắm san hô là top hoạt động ưa thích khi du lịch đảo Lý Sơn. Song, trước sự suy thoái nghiêm trọng của hệ sinh thái, bảo vệ san hô là điều cần lưu ý. Cùng Vi vu Lý Sơn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Vùng biển ngắm san hô ở Lý Sơn
Lặn biển ngắm san hô hiện đang là xu hướng được giới trẻ yêu thích trong những chuyến đi du lịch biển đảo. Đây cũng là dấu gạch đầu dòng không thể thiếu trong danh sách những hoạt động nên trải nghiệm khi du lịch đảo Lý Sơn.
Vậy đến đảo Lý Sơn nên lặn biển ngắm san hô ở đâu? Đảo Lý Sơn là hòn đảo xinh đẹp, được mệnh danh là thiên đường du lịch biển, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây nổi tiếng với nhiều bãi biển tuyệt đẹp, hút hồn bất cứ du khách nào từng ghé qua. Không những vậy, biển Lý Sơn còn được biết đến là một trong những vùng biển có rạn san hô lâu đời và đẹp nhất cả nước.
Rạn san hô nơi đây được ví như một bức tranh rực rỡ sắc màu, trải dài khắp vùng biển đảo, cực nổi bật giữa làn nước xanh trong veo. Đây chính là nơi cư ngụ của hàng trăm loài sinh vật biển lớn nhỏ. Bởi thế mà, nhiều du khách đến đảo Lý Sơn nhất quyết phải tham gia hoạt động lặn ngắm san hô, để được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời dưới đáy biển sâu.
Tại đảo Lý Sơn có nhiều địa điểm du khách có thể lựa chọn để lặn ngắm san hô, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là rạn san hô ở Đảo Bé - thuộc top những vùng biển lặn ngắm san hô đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
>>>> Tham khảo thêm: Lặn ngắm san hô tại Đảo Bé - trải nghiệm thú vị khi đi du lịch Lý Sơn.
Tại sao cần bảo vệ rạn san hô?
San hô là những loài sinh vật biển nhỏ với đa dạng hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau. Chúng thường sống thành từng dải, được gọi là rạn san hô.
Rạn san hô chính là hệ sinh thái đa dạng nhất dưới đáy đại dương, tuy chỉ chiếm 1% diện tích đáy biển, nhưng rạn san hô lại là nơi quy tụ hơn 25% sinh vật biển sinh sống.
Biển Việt Nam có hơn 300 loài san hô cư ngụ, tạo thành các rạn san hô trải dài khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam. Trong đó, các vùng biển có rạn san hô đa dạng nhất phải kể đến như: biển Nha Trang, Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Hạ Long, Côn Đảo… Tuy nhiên, khoảng 75% rạn san hô tại các vùng biển Việt Nam đang đứng trước nguy cơ “báo động đỏ” về sự suy thoái nghiêm trọng của hệ sinh thái này. Điều đó đồng nghĩa với sự biến mất dần của các loài sinh vật biển quý hiếm.
Có thể nói, các tác động tiêu cực đến môi trường biển hiện nay là một điều rất đáng báo động. Và dĩ nhiên, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, duy trì và phát triển của rạn san hô không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp toàn cầu.
Một số hoạt động của con người tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rạn san hô như:
- Khai thác quá mức các loài sinh vật biển, đặc biệt là những loài thuộc diện quý hiếm.
- Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường biển.
- Các hoạt động xây dựng khu du lịch biển cũng có tác động không nhỏ đến môi trường sống của san hô.
- Ý thức bảo vệ san hô của một bộ phận du khách kém khi tham gia lặn biển ngắm san hô.
- …
Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia cho thấy, trong tổng số các rạn san hô trải dài khắp các vùng biển cả nước, có tới 96% rạn san hô đang phải chịu tác động tiêu cực bởi hoạt động khai thác của con người. Cũng theo nghiên cứu này, hiện nay, rạn san hô đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm sự đa dạng sinh học, giảm đáng kể về số lượng và chất lượng loài, một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thậm chí, có những vùng biển, người ta không còn tìm thấy những rạn san hô còn sự sống.
Bởi vậy, bảo vệ san hô đang là vấn đề được nhà nước quan tâm hàng đầu, cũng là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa trong công tác bảo vệ môi trường biển.
Các lưu ý cần biết để bảo vệ rạn san hô khi lặn biển ngắm san hô tại Lý Sơn
Để chung tay, góp sức cho công cuộc bảo vệ rạn san hô tại đảo Lý Sơn nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung, khi đi du lịch và trải nghiệm hoạt động lặn ngắm san hô, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Trong suốt quá trình tận hưởng cảnh đẹp dưới đáy biển, dù phấn khích đến mức nào thì bạn cũng chỉ nên ngắm nhìn, không chạm tay vào bất cứ loài sinh vật nào mà bạn bắt gặp.
- Không thực hiện các hành vi có hại cho san hô như: bẻ san hô, đặt chân lên rạn san hô, để các đồ vật khác tiếp xúc với san hô...
- Bảo vệ môi trường sống của san hô bằng cách: không vứt, xả rác bừa bãi, không đổ bất cứ hóa chất nào xuống biển...
- Bên cạnh đó, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của các hướng dẫn viên khi tham gia hoạt động lặn ngắm san hô. Việc bảo vệ an toàn của bản thân cũng là một trong những cách thức bảo vệ san hô. Bởi, khi bạn gặp bất cứ sự cố gì trong suốt hành trình khám phá rạn san hô dưới đáy biển, bạn sẽ dễ dàng mất kiểm soát dẫn đến việc vô tình gây tổn thương rạn san hô.
Trên đây là những thông tin và lưu ý về việc bảo vệ rạn san hô trong quá trình tham gia lặn biển ngắm san hô mà Vi vu Lý Sơn muốn chia sẻ đến bạn. Bạn có thể ghi chú lại và áp dụng để có một chuyến đi thú vị, ý nghĩa nhé!