Đình Làng An Hải Lý Sơn - Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia

Đình làng An Hải Lý Sơn luôn được biết đến là di tích mang giá trị truyền thống đặc biệt tại Quảng Ngãi. Do đó mà khi đi du lịch, tham quan tại Đảo Lý Sơn bạn không bỏ qua nơi này được. Hãy cùng Vi vu Lý Sơn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

>>>> CLICK NGAY: TOP 15 cảnh đẹp đảo Lý Sơn đẹp, check in "cực phê"

1. Giới thiệu tổng quan về Đình làng An Hải Lý Sơn

Đình làng An Hải Lý Sơn luôn được biết đến là nơi linh thiêng và là điểm du lịch Lý Sơn. Ở đây thờ các thần linh, tiền hiền, cô hồn tại Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Bên cạnh đó thì còn có thờ Thiên Y A Na, Ngu Man Nương. 

Việc thờ các vị thần này cũng đã phản ánh nên lịch sử hình thành của vùng đất Lý Sơn chính là sự dung hòa giữa mảnh vỡ văn hóa Chăm Pa trong lòng văn hóa Việt. Đình làng An Hải là nơi đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1995 và là một trong những đình làng cổ nhất còn lại nguyên vẹn ở Quảng Ngãi hiện nay.

đình làng an hải lý sơn

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Chùa Hang Lý Sơn: Địa điểm du lịch tâm linh "cực nổi tiếng"

1.2. Vị trí tọa lạc

Đình làng An Hải tọa lạc tại thôn Đông, xã An Hải huyện Lý Sơn, nằm cách trung tâm huyện đảo chừng 3 cây số. Điểm du lịch đình làng An Hải này được xây dựng với hướng quay mặt ra biển, theo hướng đông nam. Ngay sau lưng là ngọn núi Thới Lới và phía trước đình có 2 trụ biểu, trên đỉnh mỗi trụ đặt 1 con nghê, ánh mắt nhìn ra khơi xa.

đình làng an hải lý sơn

1.3. Nguồn gốc hình thành

Đình làng An Hải Lý Sơn được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820, thời gian xây dựng đã được ghi chép vào bề mặt của thượng lương bên trong đình trung. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc sắc mang tính chạm trổ hết sức có giá trị tại Lý Sơn, Quảng Ngãi. Nơi đây đã phục vụ việc sinh hoạt tâm linh của cộng đồng làng An Hải từ xưa đến nay. 

đình làng an hải lý sơn

Đình làng An Hải được xây dựng do sự góp sức của 8 dòng họ tiền hiền bao gồm: Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê và dân làng cùng góp công để xây dựng. Mãi đến sau này họ Lê không được tôn là tiền hiền nữa và không được thờ trong nhà thờ tiền hiền vì phạm vào điều cấm kỵ trong tế Đình. Vì vậy mà ở đình giờ chỉ còn thờ 7 vị tiền hiền là những người có công đầu tiên khai phá mở mang bờ cõi làng An Hải. 

>>>> XEM THÊM: Cổng Tò Vò đảo Lý Sơn: Thiên đường check in đẹp, cực lý tưởng

2. Kiến trúc thiết kế Đình làng An Hải

Theo lời kể của các bậc cao niên thì đình làng được xây dựng lần đầu vào năm Gia Long thứ 14 (Ất Hợi - 1815) bằng nguyên liệu chính là tre, tranh, gỗ tại địa phương và được dân làng gọi là “Sở Tam phủ”. Đến năm Minh mạng nguyên niên (Canh Thìn – 1820) thì đình làng An Hải được xây dựng quy mô, bề thế hơn. Bao gồm cả tiền đường và chính điện theo kiểu kiến trúc hình chữ nhị (二) khá quen thuộc của các đình làng miền Trung lúc bấy giờ. 

đình làng an hải lý sơn

Tính từ năm 1820 đến nay thì đình làng An Hải Lý Sơn đã trải qua nhiều đợt tu bổ và xây thêm công trình. Nhưng về cơ bản, kiến trúc hiện nay của đình An Hải định hình là trong lần trùng tu năm Bảo Đại thứ 18 (Nhâm Thân – 1943), song trong những lần sửa chữa, trùng tu về sau thì một số chi tiết kiến trúc đã có sự thay đổi, hoặc mất hẳn.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Cột cờ Lý Sơn chủ quyền biển đảo check-in view siêu đẹp

3. Đình làng An Hải và cách bố trí không gian

Từ trụ biểu, bình phong đi qua khoảng sân rộng thì đến tiền đường của đình làng. Bên trong tiền đường thì có đặt bàn thờ cô hồn, kiệu rước thần chủ, chiêng, trống, hương án. Vách trước nhà tiền đường là 3 gian cửa bàn khoa “thượng song, hạ bản” bao gồm có một gian chính và 2 gian phụ. Trước đây thì mỗi gian cửa của đình làng đều có một đôi “mắt cửa” trang trí hình hoa cúc. Hiện nay, các gian cửa bàn khoa đã được thay bằng 3 gian cửa ghép đai bản cổ điển nên không có mắt cửa.

đình làng an hải lý sơn

Hậu tẩm là nơi nằm ở phía trong cùng của ngôi đình. Nóc hậu tẩm được trang trí lưỡng long cuộn hồ lô, bốn góc mái trang trí đắp nổi “thượng phụng, hạ long” rất đặc biệt. Hậu tẩm là nơi thiết đặt bàn thờ Thiên Y A Na.

Mô típ bố trí chủ yếu của đình làng An Hải theo quan niệm âm dương, thể hiện về sự mong muốn bình an. Thông qua các mô típ thiết kế, trang trí lưỡng long triều nhật, long phụng triều quy, ngũ phúc… Đặc biệt mô típ tượng đôi nghê gắn với cột đình chầu vào nhau theo thế âm dương là mô típ ít thấy trong các kiến trúc của đình chùa, di tích tại Việt Nam.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Hang Câu Lý Sơn: Địa điểm checkin sống ảo view "siêu đẹp"

4. Di tích đình làng An Hải Lý Sơn - Nơi thư giãn bình yên

Trước mỗi chuyến đi biển, ngư dân làng An Hải sẽ đều đến đình dâng đèn hương, hoa quả để thần linh bảo trợ cho chuyến ra khơi của họ. Đến khi trở về thì họ lại mang phẩm vật đến làm lễ tạ kính cẩn, chân thành vì các bậc thần linh, những người khuất mặt đã giúp họ hoàn thành tâm nguyện.

Hằng năm, đình làng sẽ diễn ra nhiều lễ khác nhau, nhưng trong đó thì lễ tế là phần hội hè thu hút đông đảo dân làng và khách thập phương: hội đua thuyền chơi xuân, hội đô vật, hội cướp bòng,... Đình làng An Hải đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1995 và là một trong những đình làng cổ nhất còn lại nguyên vẹn ở Quảng Ngãi hiện nay.

đình làng an hải lý sơn

Đình làng An Hải không chỉ nổi tiếng là nơi sinh hoạt của nhiều lễ hội của người dân địa phương mà tại đây sở hữu nhiều cảnh đẹp và không gian yên bình, tĩnh lặng. Nên không chỉ mang đến nhiều kiến thức và khám phá cho bạn mà còn là nơi bạn có thể thư giãn tuyệt vời.

Với những thông chi tiết bổ ích trên về đình làng An Hải Lý SơnVi vu Lý Sơn chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về di tích lịch sử này cũng như biết thêm về lịch sử của Lý Sơn.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

4.3(6 bình chọn)

Đình Làng An Hải Lý Sơn - Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia

4.3 6

Cậu Tỏi

Mang trong mình sự chất phác, vui vẻ, nồng hậu, Cậu Tỏi đã trở thành một người đồng hành để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các du khách đặt chân tới Lý Sơn. Là một người con Lý Sơn, Tỏi luôn sẵn lòng chia sẻ mọi điều hay ho và cùng bạn khám phá nét đẹp trong từng góc nhỏ của hòn đảo hoang sơ, thân thiện.